Trích từ bài Nhớ cha Trần Hữu Thanh của cha Vũ Khởi Phụng
Trích từ bài "Nhớ cha Trần Hữu Thanh"
của cha Vũ Khởi Phụng
...Trong những đoàn người đông đảo ấy, thỉnh thoảng nổi lên những khuôn mặt đã như đồng hóa với những giai đoạn thăng trầm của Dân Chúa.
Một chiếc xe nhỏ đậu lại trong sân Nhà Thờ. Một chiếc xe lăn được đưa xuống. Mấy thanh niên dìu một cụ già từ xe hơi lên xe lăn. Đó là cha Phạm Hân Quynh từ một Xứ Đạo xa về viếng cha Thanh.
Cha Quynh bây giờ có vẻ như một bóng mờ của cha Quynh ngày xưa. Tuổi cũng ngót nghét chín mươi, lại đã ba lần tai biến mạch máu não, làm gì mà bóng chẳng mờ. Ngày xưa cha Quynh lanh lẹ, tinh anh bao nhiêu ! Từ ngày ở Đại Chủng Viện đã là một bộ óc Triết Học xuất sắc, chủ động trao đổi ý tưởng với các triết gia lớn đương thời. Rồi đi học Sorbonne, bạn học với người sau này là Tổng Giám Mục Lustiger của Paris, cha Quynh ở Pháp vào lúc đất nước chuyển mình trong Cách Mạng Tháng 8. Cha đã từng bàn bạc, suy nghĩ biết bao nhiêu về đất nước với các bạn Việt Nam cùng học ở Paris. Cha tốt nghiệp và về nước vào thời điểm 1954, với ý thức rõ ràng là về nước sẽ gặp một hoàn cảnh khó khăn và tế nhị. Giáo Hội Hà Nội nói riêng, miền Bắc nói chung dàn hàng một loạt trí thức trẻ, mong xây dựng Đức Tin giữa thời Cách Mạng.
Những tên tuổi như Phạm Hân Quynh, Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Thông (từ Châu Âu về), Nguyễn Ngọc Oánh (từ Mỹ về) một thưở đã sáng chói trong lòng giới trẻ Công Giáo Hà Nội. Hai cha Nguyễn Văn Vinh, Nguyễn Văn Thông sẽ có một số mệnh bi thảm. Cha Quynh và cha Oánh cũng lao đao tợn, nhưng rồi cũng sống sót qua thời khốn khó. Cha Oánh vừa qua đời hồi tháng 8 năm 2007, cha Quynh còn chèo chống đến ngày nay.
Giữa những năm Giáo Hội như bị đóng băng về tư tưởng, cha Quynh vẫn cố duy trì hoạt động trí thức. Dẫu cha không thể để lại những tác phẩm lớn, cha vẫn đóng góp bằng lời nói và ngòi bút giúp cho Dân Chúa động não. Cha đề cập những vấn đề cụ thể, thiết thực bằng một văn phong dễ tiếp thu cho những người mộc mạc chung quanh cha. Đặc biệt cha đào tạo được những người Giáo Dân, tuy chất phác, nhưng biết làm việc Tông Đồ có hiệu quả. Khi dòng đời đưa cha Trần Hữu Thanh cập bến Giáo Phận Hải Phòng, thì cha Quynh với cha Thanh trở thành đôi bạn tương đắc, cộng tác với nhau.
Hôm nay cha Quynh, với các đồ đệ vây cạnh, đang đứng trước linh cữu cha Thanh. Cha đang mấy máy nói gì đó, như tâm sự, như khấn xin. Lại gần thì thấy cha đang nói: “Anh đã ngẩng cao đầu mà sống. Anh đi trước, rồi tôi sẽ theo anh”.
Ý kiến phản hồi
- Cha ơi ! Cha già Quynh kính yêu ơi !
- Cha Quynh, con người, sự kiện giai thoại, lời người chép chuyện
- Bổn cũ soạn lại nhân ngày lễ Chúa Chiên Lành : BỐ
- Nhớ Cha Già Quynh, hướng về vùng quê Tiên Lãng
- Xin cầu bầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử
- Lược sử Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Nhớ cha
- Đức ông Quynh, chứng nhân lịch sử
- Mục Tử Nhân Lành
- Thư gửi cha, người đã khuất
- Lược sử Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Thư ngỏ, kính gửi tất cả những ai quan tâm tới Đức Ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Cha Quynh, con người, sự kiện giai thoại, chương 1
- Thư phân ưu của Đức Cha Chu Văn Minh
- Thư phân ưu của Đức Tổng Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn
- Thư gửi cha, người đã khuất
- Cha Quynh, một mục tử nhân lành theo gương Thầy Giê-su
- Bài điếu của cha Tổng đại diện trong lễ an táng Đức Ông Laurensô
- Đức ông Quynh, chứng nhân lịch sử
- Nhớ cha