Chuyện cái bút máy
Chuyện cái bút máy
Tôi vẫn nhớ như in trong đầu chuyên cha Quynh cho tôi cái bút máy. Ngày ấy tôi đã học cấp 2 và bắt đầu được viết bút máy. Cái thời tôi đi học cấp một thì viết bút thường, khi đi học phải cầm theo một lọ mực khi viết hết mực thì phải chấm rồi mới viết tiếp được. Bút máy thì bơm đầy mực chứ không phải chấm. Ngày ấy mỗi học sinh khi vào cấp 2 thì được mua tiêu chuẩn một cái bút máy mang nhãn hiệu Trường Sơn. Cái thời bao cấp mọi thứ đều phải mua theo tiêu chuẩn, công nhân thì mua theo tem phiếu, còn nông dân thì mua theo sổ mua bán. Một hôm sau giờ giải lao giữa giờ ,tôi cũng như các bạn ùa ra sân nô đùa khi vào học thì bị mất bút. Cô chủ nhiệm và cán bộ lớp đã khám cả lớp nhưng vẫn không tìm được. Vậy là hôm sau đi học tôi phải viết bằng bút chì để chờ nhà trường xét bán cho. Toô buồn lắm phần vì sợ mẹ mắng phần vì ngày mai đi học không bút. Chiều hôm ấy tôi vào nhà cha chơi, thấy vẻ mặt buồn lo âu của tôi cha hỏi :
- Nhóc con sao hôm nay có chuyện gì buồn vậy?
Tôi kể đầu đuôi sự việc xảy ra. Cha xoa đầu tôi nói :
- Chuyện nhỏ sao phải buồn.
Rồi người vào bàn làm việc cầm ra một cây bút kim tinh bóng nhoáng và bảo :
- Cha cho con nhưng nhớ giữ cẩn thận đừng để mất nhé.
Cây bút máy kim tinh là bút ngoại và quý hiếm. Lúc bấy giờ chỉ có cán bộ nhà nước thỉnh thoảng mới có người dùng.
Tôi cảm ơn cha và phi như bay về khoe mẹ và cả nhà. Chi gái tôi cẩn thận đan cho tôi một cái túi len có quai để mỗi khi không dùng tôi đeo vào người để không bao giờ mất.
Cây bút ấy đã cùng tôi đi hết thời học sinh và cho đến năm tôi sang trại cấm Hồng Kông và khi chuyển trại tôi vô tình làm lẫn mất kỷ vât vô giá của tôi.
Vâng thưa các bạn câu chuyên cái bút mà cha Quynh cho tôi đã thành kỷ niêm thân thương.
Cha đúng là vị Linh mục mà Chúa gửi đến để phục vụ dân người, cả cuộc đời người không chọn cái gì cho riêng minh mà luôn hết lòng hy sinh.
Có lẽ câu nói của người luôn đúng : Nhà tu thỉ mở cửa còn nhà tù mới đóng cửa. Cánh cửa tâm hồn ngài luôn mở để đón nhận đoàn chiên mà Chúa trao phó cho ngài để nên một cùng họ trong Đức Ki-tô.
Câu chuyện cái bút máy với bạn thì đơn sơ thậm trí còn hơi vớ vẩn, nhưng với tôi nó thành kỷ niệm mà tôi thấy thân thương và tự hào. Tôi vẫn hay kể những kỷ niệm này cho vợ, con, cháu và bạn bè và còn kể nhiều lần nữa. Xin cảm ơn mọi người bỏ chút thời gian đọc.
An Nhi
PS : Hình minh họa sưu tầm trên net theo đường link.
Ý kiến phản hồi
- Trích từ bài Nhớ cha Trần Hữu Thanh của cha Vũ Khởi Phụng
- Cha ơi ! Cha già Quynh kính yêu ơi !
- Cha Quynh, con người, sự kiện giai thoại, lời người chép chuyện
- Bổn cũ soạn lại nhân ngày lễ Chúa Chiên Lành : BỐ
- Nhớ Cha Già Quynh, hướng về vùng quê Tiên Lãng
- Xin cầu bầu cho chúng con khi nay và trong giờ lâm tử
- Lược sử Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Nhớ cha
- Đức ông Quynh, chứng nhân lịch sử
- Mục Tử Nhân Lành
- Lược sử Đức ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Thư ngỏ, kính gửi tất cả những ai quan tâm tới Đức Ông Laurensô Phạm Hân Quynh
- Cha Quynh, con người, sự kiện giai thoại, chương 1
- Thư phân ưu của Đức Cha Chu Văn Minh
- Thư phân ưu của Đức Tổng Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Nhơn
- Thư gửi cha, người đã khuất
- Cha Quynh, một mục tử nhân lành theo gương Thầy Giê-su
- Bài điếu của cha Tổng đại diện trong lễ an táng Đức Ông Laurensô
- Đức ông Quynh, chứng nhân lịch sử
- Nhớ cha