Lòng mến mộ Đức Ma-ri-a của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Lòng mến mộ Đức Ma-ri-a của nhà thơ Hàn Mặc Tử
Nhà thơ Hàn Mặc Tử tên thật là Nguyễn Trọng Trí, sinh ngày 22/09/1912 ở làng Lệ Mỹ, huyện Đồng Lộc, tỉnh Đồng Hới, Quảng Bình. Cha mất sớm,ông sống thời niên thiếu nghèo cùng gia đình, học tiểu học ở Quy Nhơn, học trung học ở Huế. Sau này có thời gian ông vào Nam làm việc (1934-1935). Ông trở ra Quy Nhơn, phát hiện mắc bệnh phong 1936, chữa trị không đúng, bệnh phát nặng, vào nhà thương Quy Hoà và qua đời ở đó ngày 11/11/1940.
Ông Nguyễn Bá Tín, em của nhà thơ diễn nghĩa bút hiệu của anh mình: “Bút hiệu Hàn Mặc Tử, trước hết vì anh tự nhận là nhà thơ nghèo nàn: chữ Hàn của anh là nghèo, không phải là lạnh ; chữ Mặc là thỏi mực, ngụ ý tao nhân mặc khách…Hàn Mặc Tử có ý nghĩa một thi sĩ nghèo nàn nhưng tình thương rộng rãi bao la”.
1 - Hàn Mặc Tử-nhà thơ của Đức tin Công giáo
Ông đã chuyển hoá đức tin thành sự tin tưởng vào sứ mệnh của nhà thơ: “Đức Chúa Trời đã tạo ra trăng, hoa, nhạc, hương, là để cho người đời hưởng thụ, nhưng người đời u mê, phần nhiều không biết tận hưởng một cách say sưa, và nhân đấy, chiêm nghiệm lẽ mầu nhiệm, phép tắc của Đấng Chí Tôn. Vì thế, trừ hai loài trọng vọng là thiên thần và loài người ta, Đức Chúa Trời phải cho ra đời một loài thứ ba nữa: loài thi sĩ. Loài này là những bông hoa rất quý và rất hiếm, sinh ra đời với một sứ mạng rất thiêng liêng: phải biết tận hưởng những công trình châu báu của Đức Chúa Trời đã gây nên, ca ngợi quyền phép của người, và trút vào linh hồn người ta những nguồn khoái lạc đê mê, nhưng rất thơm tho và rất tinh sạch. Bởi muốn cho loài thi sĩ làm tròn nhiệm vụ ở thế gian này, nghĩa là tạo ra những tác phẩm tuyệt diệu, lưu danh lại muôn đời. Người bắt chúng phải mua bằng giá máu, luôn luôn có một định mệnh tàn khốc theo riết bên mình”. (Thư gửi cho Trọng Miên: Quan niệm về Thơ)
Với đức tin này, Hàn Mặc Tử luôn hướng hồn thơ “tin, cậy, mến” của mình về Thiên Chúa và đặc biệt ông rất yêu mến và tôn sùng Đức Ma-ri-a.
2 - Hàn Mặc Tử - thăng hoa trong đau khổ
Cuộc đời của nhà thơ tài hoa mệnh bạc thật ngắn ngủi (28 năm), quãng thời gian trong sáng, an vui không được bao lâu (đến 23 tuổi) thì phát bệnh phong, chữa trị không đúng nơi, sai lầm đưa đến tàn phá cơ thể và bệnh phong càng ngày càng nặng. Sau đó là thời gian đau đớn hành hạ thể xác, tủi cực vì bị xa lánh, thi nhân đã đổ hết bao nhiêu nguồn máu lệ, đã từng uống mật đắng, cười nói, gào thét để giải thoát tâm tư. Tập thơ “Đau thương” - “Thơ Điên” là những tiếng thơ thống thiết, bi thảm của một người biết mình mang án tử. Nhưng khi ý thức rằng mình không còn hy vọng sống lâu, Hàn Mặc Tử đã tìm lại đức tin của ông, tập thơ “Xuân Như Ý” thanh thoát, thăng hoa, đau khổ đã không dìm ông xuống vực sâu nhưng đưa ông lên gần Thiên Chúa.
Theo học giả Thái Văn Kiểm, “Xuân Như Ý” là mùa xuân của Sáng Thế Ký, lúc mà vũ trụ sơ khai, linh khí của Thượng Đế chập chờn trên nước. Mùa xuân vĩnh viễn đó đầy rẫy những lời nguyện cầu của Thánh Kinh, hương lạ mê ly, âm thanh mầu nhiệm, tất cả chìm ngập trong bể hào quang và trong tinh hoa của thi vị. Lòng tin tưởng ở Thượng Đế đã chứng giám, an ủi cho những nỗi thống khổ của Hàn Mặc Tử và giúp cho thi tài được hoàn toàn thành tựu. “Xuân Như Ý” được xem như tập thơ có giá trị hơn hết trong tất cả những thi phẩm của Hàn.”
“Cả trời bỗng diêu diêu như báu vỡ:Nên tiếng vang thầm dội đến thâm tâm,Mà ta ngỡ đấng Tiên Tri muôn thuởGiữa đêm nay còn đứng giảng Phúc Âm.Tứ thời xuân! Tứ thời xuân non nước!Phút thiêng liêng nhuần gội áng thiều quangThiên hạ bình, và trời tuôn ơn phướcNhư triều thiên vờn lượn khắp không gian.”(Nguồn thơm)“Tôi van lơn thầm nguyện Chúa Giê-suBan ơn xuống cho mùa xuân hôn phốiXin tha thứ những câu thơ tội lỗiCủa bàn tay thi sĩ kẻ lên trăngTrong bao đêm xao xuyến vũng sông Hằng.”(Đêm xuân cầu nguyện)
Lòng tin tưởng, phó thác đã mang bình an cho tâm hồn và ông hy vọng mình bay lên mãi như cánh chim phượng hoàng “đậu trên triều thiên ngời chói vạn hào quang.” (Ave Maria)
3 - Hàn Mặc Tử - lòng mến mộ Đức Maria
Ông Nguyễn Văn Xê, một người bệnh cùng ở nhà thương phong Quy Hoà với nhà thơ Hàn Mặc Tử và gần gũi với ông những tháng ngày cuối đời, đã nhớ về ông như một con chiên đức hạnh, sốt sắng và yêu mến, tôn sùng Đức Ma-ri-a. Tràng chuỗi Mân Côi luôn có bên mình, ông kín đáo để tay trong túi áo mà lần hạt, đọc kinh mỗi ngày nhiều lần. Hàn Mặc Tử đã tìm đến, phó thác nỗi đau đớn thể xác và buồn tủi tinh thần vào Đức Ma-ri-a. Bàn tay ông đã biến dạng, co quắp tưởng như không giữ được tràng chuỗi nhưng ông vẫn luôn tin tưởng, liên lỉ lần hạt và say đắm trong lời Kinh Kính Mừng:
“Đây rồi! Đây rồi! Chuỗi ngọc vàng kinhThơ cầu nguyện là thơ quân tử ýTrượng phu lời và tông đồ triết lýLà nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh.”“Để ca tụng bằng hương hoa sáng láng,Bằng tràng hạt, bằng sao mai chiếu rạng…”(Ave Maria)
“Hãy cầu nguyện bằng trăm kinh mây gióHãy dâng cho một tràng chuỗi trăng sao.”(Xuân Như Ý)
Đức Ma-ri-a như một vầng trăng tuyệt đẹp, vầng trăng dịu dàng bên nhà thơ Hàn Mặc Tử “Cho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằm”. “Là nguồn trăng yêu mến Nữ Đồng Trinh”. (Một sự éo le, ngang trái như một nghiệt ngã với nhà thơ là Hàn Mặc Tử rất yêu trăng, nhiều tác phẩm của ông viết về vẻ đẹp, thơ mộng của trăng, trăng là nét đặc biệt trong thơ của ông nhưng từ lúc bị bệnh phong, mỗi lúc trăng tròn lại là lúc ông bị đau đớn dày vò “như mê man chết điếng”.)
Thân xác ông đang dần bị tàn phá, huỷ hoại, đau đớn tột cùng thì thần trí ông như rung cảm, khai thông để reo như châu ngọc, thơm tho như hương hoa, sáng láng như sao mai…Bài thơ Ave Maria được ông sáng tác như một bài thơ đắc ý nhất trong cuộc đời ông, bài trường ca xuất thần như được thánh hoá, chấp cánh: “thơ tôi bay suốt một đời chưa thấu”…
"Như song Lộc triều nguyên ơn phước cảDâng cao dâng thần nhạc sáng hơn trăngThơm tho bay cho đến cõi Thiên ĐàngHuyền diệu biến thành muôn kinh trọng thểVà Tổng lãnh Thiên thần quỳ lạy MẹTung hô câu đường hạ ngớp châu saHương xông lên lời ca ngợi sum hoàTrí miêu duệ của muôn vì rất thánh.Maria! Linh hồn tôi ớn lạnh!Run như run thần tử thấy long nhan.Run như run hơi thở chạm tơ vàng...Nhưng lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến.Lạy Bà là Đấng trinh tuyền thánh vẹnGiàu nhân đức, giàu muôn hộc từ bi.Cho tôi dâng lời cảm tạ phò nguyCơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế.Tôi cảm động rưng rưng hai hàng lệDòng thao thao bất tuyệt của nguồn thơBut tôi reo như châu ngọc đền vuaTrí tôi hớp bao nhiêu là khí vịVà trong miệng ngậm câu ca huyền bíVà trong tay nắm một nạm hoà quangTôi no rồi ơn võ lộ hoà chan.Tấu lạy Bà. Bà rất nhiều phép lạNgọc như Ý vô tri còn biết cảHuống chi tôi là Thánh thể kết tinhTôi ưa nhìn Bắc Đẩu rạng bình minhChiếu cùng hết khắp ba ngàn thế giớiSáng nhiều quá cho thanh âm vời vợiThơm dường bao cho miệng lưỡi không khenHỡi Sứ Thần Thiên Chúa Ga-bri-enKhi người xuống truyền tin cho Thánh NữNgười có nghe xôn xao muôn tinh túNgười có nghe náo động cả muôn trờiNgười có nghe thơ mầu nhiệm ra đờiĐể ca tụng - bằng hương hoa sáng lángBằng tràng hạt, bằng Sao Mai chiếu rạngMột đêm xuân rất đỗi anh linhCho tôi thắp hai hàng cây bạch lạpKhói nghiêm trang sẽ dâng lên tràn ngậpCả Hàn Giang, cả màu sắc thiên khôngLút trí khôn và ám ảnh hương lòngCho sốt sắng, cho đê mê nguyện ước.Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phướcCho tình tôi nguyên vẹn tơ trăng rằmThơ trong trắng như một khối băng tâmLuôn luôn reo trong hồn, trong mạch máuCho vỡ lở cả muôn nghìn tinh đẩuCho đê mê âm nhạc và thanh hươngChim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàngLòng vua chúa cũng như lòng thê thứSẽ ngất ngây bởi chưng thư đầy ứNguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi.Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng Trì, Phượng TrìThơ tôi bay suốt một đời chưa thấuHồn tôi bay đến bao giờ mới đâuTrên triều thiên ngời chói vạn hào quang".
Nhà thơ Hàn Mặc Tử sùng kính Đức Ma-ri-a sâu sắc đến mức tưởng như được diện kiếnMẹ, điều có lẽ ông hằng mong ước, nhưng khi trong giây phút xuất thần “thấy long nhan” Mẹ, ông run rẩy, ớn lạnh vì bất ngờ, vì bất xứng, vì Thánh Nhan cao đẹp của Đức Ma-ri-a? Nhưng trước sau “lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến” của một đứa con đang chịu nhiều nỗi đau, xúc động trước sự thương yêu, quan tâm của Mẹ “giàu nhân đức”.
Hàn Mặc Tử không dấu Mẹ “cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế” của ông, ông dâng cuộc đời thương đau, “da thịt sượng sần và tê điếng” của mình, “là nguồn đau chầu lạy Nữ Đồng Trinh”. “Ông giữ niềm cậy trông và “cảm động rưng rưng hai hàng lệ”. Nguồn đau của ông đã trở thành nguồn thơ lai láng, sốt sắng, huyền bí, siêu phàm.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử sùng kính Đức Ma-ri-a sâu sắc đến mức tưởng như được diện kiến Mẹ, điều có lẽ ông hằng mong ước, nhưng khi trong giây phút xuất thần “thấy long nhan” Mẹ, ông run rẩy, ớn lạnh vì bất ngờ, vì bất xứng, vì Thánh Nhan cao đẹp của Đức Ma-ri-a? Nhưng trước sau “lòng vẫn thấm nhuần ơn trìu mến” của một đứa con đang chịu nhiều nỗi đau, xúc động trước sự thương yêu, quan tâm của Mẹ “giàu nhân đức”.
Hàn Mặc Tử không dấu Mẹ “cơn lâm luỵ vừa trải qua dưới thế” của ông, ông dâng cuộc đời thương đau, “da thịt sượng sần và tê điếng” của mình, “là nguồn đau chầu lạy Nữ Đồng Trinh”. “Ông giữ niềm cậy trông và “cảm động rưng rưng hai hàng lệ”. Nguồn đau của ông đã trở thành nguồn thơ lai láng, sốt sắng, huyền bí, siêu phàm.
"Tấu lạy Bà, lạy Bà đầy ơn phướcCho tình tôi nguyên vẹn tợ trăng rằmThơ trong trắng như một khối băng tâmLuôn luôn reo trong hồn, trong mạch máuCho vỡ lở cả muôn ngàn tinh đẩuCho đê mê âm nhạc và thanh hươngChim hay tên ngọc, đá biết tuổi vàngLòng vua chúa cũng như lòng lê thứSẽ ngây ngất bởi chưng thơ đầy ứNguồn thiêng liêng yêu chuộng Mẹ Sầu Bi".
Dù xác thân bị cơn đau hành hạ nhưng lòng yêu mến Đức Ma-ri-a đã làm cho nhà thơ say sưa, bay bổng, « reo trong hồn, trong mạch máu, vỡ lở, đê mê, ngây ngất » trong tình thương, ơn phước thiêng liêng của Mẹ Sầu Bi. Mẹ Sầu Bi (Pièta) đau đớn nhìn Đức Giê-su bị đóng đinh và âu yếm ôm lấy xác của Người vừa được hạ xuống khỏi Thập giá. Một chủ đề của nghệ thuật Ki-tô giáo tạo nên những tác phẩm điêu khắc tuyệt đẹp thể hiện vẻ đẹp nội tâm của Đức Ma-ri-a – Mẹ Sầu Bi.
Nhà thơ Hàn Mặc Tử vô cùng tài hoa đã sáng tác hơn 2 trăm tác phẩm dù chỉ sống vỏn vẹn 28 năm. Bệnh phong, những mối tình bất thành, sự xa lánh của người đời, những đau đớn vì bệnh tật… đã tạo cảm hứng cho những bài thơ ca tuyệt đẹp, huyền bí, điên cuồng… của ông. Nhưng trong sâu thẳm và tinh tuyền, nhà thơ vẫn là một Hàn Mặc Tử có đức tin mạnh mẽ vào Thiên Chúa, yêu mến, tôn kính Đức Ma-ri-a, siêng năng lần chuỗi Mân Côi và « Ave Maria » là bài kinh Kính Mừng của ông riêng dâng cho Đức Mẹ Sầu Bi, người Mẹ từ ái của những tâm hồn đau khổ và phó thác.
Thérèse TB
Bài tham khảo :
- « Hàn Mặc Tử và Chúa » - Lê Văn Lân
- « Thơ Tin - Cậy - Mến của Hàn Mặc Tử » - Lê Đình Thông
- « Ave Maria ! » - Linh mục Nguyễn Trường Thăng
- « Hàn Mặc Tử : Đời, thơ và niềm tin Ki-tô giáo » - nữ tu Nguyễn Thị Tuyệt.
Ý kiến phản hồi
- Đức Mẹ chẳng mắc tội tổ tông truyền
- Dâng hoa sắc vàng, lòng yêu mến
- Dâng hoa sắc trắng, lòng trong sáng
- Sứ điệp Mẹ La Vang
- Dâng hoa sắc đỏ, công hy sinh
- Về Đức Ma-ri-a hồn xác lên Trời
- Đức Ma-ri-a và Giáo hội
- Trươc ngày vào tháng dâng hoa kính Đức Mẹ
- Ngày mùng một : Vị trí Đức Ma-ri-a trong chương trình Đức Chúa Trời
- Ngày mùng hai, Đức Mẹ là mẹ Ngôi Hai nhập thể