9 điều cần biết về lễ Lá
Chúa Nhật LễLá khởi đầu Tuần Thánh. Ngày này không cửhành riêng lẻmà cửhành hai sựkiện rất quan trọng trong cuộc đời Chúa Giêsu. Đây là 9 điểm chúng ta cần biết
1 - CHÚA NHẬT LỄLÁ LÀ GÌ?
Chúa Nhật LễLá còn gọi là Chúa Nhật KhổNạn. Gọi là Chúa Nhật LễLá phát xuất từviệc tưởng nhớChúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem, được dân chúng vừa cầm lá vừa tung hô (Ga 12:13). Gọi là Chúa Nhật KhổNạn vì Bài Thương Khó được đọc vào ngày này.
Theo tài liệu chính thức Paschales Solemnitatis nói vềviệc cửhành các ngày lễliên quan LễPhục Sinh: Tuần Thánh bắt đầu từChúa Nhật LễLá, liên kết việc tiên báo cuộc rước hiển hách với việc công bốcuộc khổnạn của Chúa Giêsu. Việc liên kết giữa hai sựkiện này của Mầu nhiệm Vượt qua được tỏhiện, được giải thích việc cửhành ngày này và giáo lý vềngày này.
2 - MỘT ĐIỂM QUAN TRỌNG CỦA NGÀY NÀY LÀ RƯỚC LÁ TRƯỚC THÁNH LỄ. TẠI SAO?
Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết: Theo truyền thống, việc tưởng nhớChúa Giêsu vào Thành Giêrusalem được cửhành bằng cuộc rước trọng thể, mọi người hát noi gương các trẻem Do Thái đồng thanh tung hô Đức Giêsu: “Thánh, thánh, thánh! Chúc tụng Đấng nhân danh Chúa mà đến”.
Cuộc rước lá được thực hiện trước Thánh Lễ, có thểvào chiều tối ThứBảy hoặc Chúa Nhật. Lá được làm phép và mọi người cầm lá trong cuộc rước, tưởng nhớlúc Chúa Giêsu hiển hách vào Thành Giêrusalem.
3 - PHẢI DÙNG LÁ CỌ, LÁ DỪA?
Không nhất thiết phải dùng lá cọ, lá dừa. Có thểdùng các loại cành lá khác. Cuộc rước lá kỷniệm việc Chúa Giêsu vào Thánh Giêrusalem là cuộc vui mừng, mọi người cầm lá đã được làm phép, sau đó đưa lá vềnhà.
4 - CÓ CẦN HƯỚNG DẪN GIÁO DÂN?
Rất cần. Giáo dân nên được hướng dẫn vềý nghĩa của cuộc rước đểhọhiểu tầm quan trọng của cuộc rước. Đây là dịp họđược nhắc nhởrằng họcần tham dựcuộc rước đểtôn vinh Con Thiên Chúa.
Lá được làm phép và được giữlại, nhưng đừng coi lá đó như“bùa hộmệnh” (amulet), hoặc coi lá đó có thểchữa bệnh, trừtà, hoặc ngăn ngừa tai họa, vì nhưvậy là mê tín dịđoan. Lá đó được giữtại nhà đểbiểu hiện niềm tin vào Đức Kitô là Đấng Thiên Sai, Đấng Cứu Độ, Ngôi Hai Thiên Chúa.
5 - CHÚA GIÊSU LÀM GÌ KHI VÀO THÀNH THÁNH?
Chúa Giêsu là Vua các vua nhưng rất khiêm nhường. Ngài cưỡi lừa con vào Thành Thánh chứng tỏNgài là Vua. Từnay chúng ta hãy chý ý: Chúa Giêsu thực sựxưng vương. Ngài muốn con đường Ngài đi và hành động của Ngài được hiểu rằng các lời hứa Cựu ước được hoàn tất nơi Ngài... Kinh Thánh cho biết rõ: “Nào thiếu nữSion, hãy vui mừng hoan hỷ! Hỡi thiếu nữGiêrusalem, hãy vui sướng reo hò! Vì kìa Đức Vua của ngươi đang đến với ngươi: Người là Đấng Chính Trực, Đấng Toàn Thắng, khiêm tốn ngồi trên lưng lừa, một con lừa con vẫn còn theo mẹ” (Dcr 9:9). Ngài là Vua nhưng Ngài không có ý thu nạp quân đội hoặc âm mưu lật đổchính quyền La Mã. Quyền hành của Ngài ởtrong sựnghèo khó của Thiên Chúa, sựbình an của Thiên Chúa, sức mạnh đó có ơn cứu độ.
6 - PHẢN ỨNG CỦA ĐÁM ĐÔNG BIỂU HIỆN ĐIỀU GÌ?
Đám đông tung hô Chúa Giêsu chứng tỏhọnhận biết Ngài là Đấng Thiên Sai. Họtrải áo cho Ngài đi qua là làm truyền thống Ít-ra-en, nhưkhi dân chúng tôn vinh ông Giê-hu: “Họvội vàng lấy áo choàng trải lên đầu thềm cấp, dưới chân ông. Họthổi tù và, rồi hô lên: Giê-hu làm vua!” (2 V 9:13). Hành động của các môn đệlà động thái tôn phong theo truyền thống Vua Đa-vít, chứng tỏniềm hy vọng vào Đấng Thiên Sai.
Đoàn người đến Giêrusalem với Chúa Giêsu được bắt gặp trong sựnhiệt thành của các môn đệ. Họtrải áo trên đường khi Chúa Giêsu đi qua, họbẻnhững cành lá vừa vẫy chào vừa tung hô chúc tụng: “Hoan hô! Chúc tụng Đấng ngựđến nhân danh Đức Chúa! Chúc tụng triều đại đang tới, triều đại vua Đa-vít, tổphụchúng ta. Hoan hô trên các tầng trời!” (Mc 11:9-10; x. Tv 118:26).
7 -CHỮ“HOSANNA” NGHĨA LÀ GÌ?
ĐGH Benedict XVI giải thích: Nguồn gốc từnày là lời khẩn cầu, chẳng hạn như: “Xin đến cứu giúp chúng tôi!”. Các tưtếlặp lại lời cầu này vào ngày thứbảy của kỳ LễLều Tạm, trong khi đi vòng quanh bàn thờbảy lần, nhưlời khẩn khoản cầu mưa. LễLều Tạm dần dần thay đổi từlễcầu xin trởthành lễca tụng, là tiếng kêu vui mừng.
Vào thờChúa Giêsu, từnày cũng ngụý Đấng Thiên Sai. Khi tung hô “thánh, thánh, thánh”, chúng ta thấy có cảm xúc phức tạp của đám đông theo Chúa Giêsu và các môn đệvào Thành Thánh: Vui mừng chúc tụng, hy vọng Đấng Thiên Sai đến, mong chờVương Triều Đa-vít, đặc biệt là Vương Quốc Thiên Chúa đến đểquốc gia Ít-ra-en được tái lập.
8 - CHỈVÀI NGÀY SAU, CHÍNH ĐÁM ĐÔNG ĐÓN RƯỚC CHÚA GIÊSU LẠI ĐÒI ĐÓNG ĐINH NGÀI?
Cảbốn Phúc Âm đều nói rõ rằng lòng kính trọng Chúa Giêsu khi Ngài vào Thành Giêrusalem được thểhiện nhưng không phải tất cảđều là cưdân Giêrusalem. Thánh Mát-thêu cho biết: “Khi Đức Giêsu vào Giêrusalem, cảthành náo động, và thiên hạhỏi nhau: ‘Ông này là ai vậy?’. Dân chúng trảlời: ‘Ngôn sứGiêsu, người Nadarét, xứGalilê đấy” (Mt 21:10-11).
Người ta nghe nói có một ngôn sứxuất thân từNa-da-rét, nhưng Chúa Giêsu không mấy quan trọng đối với Giêrusalem, thếnên người ta không biết Ngài là ai. Đám đông tỏlòng kính trọng Chúa Giêsu tại cửa ngõ vào Thánh Giêrusalem không là đám đông đòi đóng đinh Ngài.
9 - TRÌNH THUẬT CUỘC KHỔNẠN CỦA CHÚA GIÊSU THẾNÀO?
Tài liệu Paschales Solemnitatis cho biết: Trình thuật cuộc khổnạn chiếm vịtrí đặc biệt. Trình thuật này – tức là Bài Thương Khó – nên được hát hoặc đọc theo truyền thống, nghĩa là có ba người thểhiện Bài Thương Khó: Một người đóng vai Chúa Giêsu, một người kểchuyện, và một người đóng các vai khác.
Khi đọc Bài Thương Khó, không có đèn nến hoặc xông hương, cũng không làm dấu Thánh Giá. Vì lợi ích tâm linh, Bài Thương Khó nên được công bốđầy đủ.
TRẦM THIÊN THU (chuyển ngữtừNCRegister.com)
Vùng Ăn Năn – 2015
Nguồn : tramthienthu.blogspot.com
Ý kiến phản hồi
- Tội phạm đến Chúa Thánh Thần là tội nào?
- Những Người Không Chịu Phép Rửa Tội Có Được Cứu Rỗi Không?
- Sách lễ Rô-ma, nghi thức Thánh lễ mới
- Các câu hỏi về Kinh thánh, phần một
- Về Hiến chế Sacrosanctum Concilium, Hiến chế về Phụng vụ của Công đồng Vatican II
- Ơn gọi Đời Sống Thánh Hiến: Lắng nghe và Đi theo
- 40 ngày chay thánh và tín hữu Công giáo
- Mùa hồng ân, hồng ân đã về cho con trở về với Chúa và tha nhân
- Cầu nguyện như một cuộc chuyện trò
- Khi nào thì bánh và rượu trở thành Mình và Máu Chúa Ki-tô?
- Cờ Vatican, Hội Thánh, Tòa Thánh hay cờ quạt?
- Sách lễ Rô-ma, nghi thức Thánh lễ mới
- Mùa hồng ân, hồng ân đã về cho con trở về với Chúa và tha nhân
- Các câu hỏi về Kinh thánh, phần một
- Chúa nhật phục sinh, Ngày thứ ba Người sống lại như lời thánh kinh
- Chúa Giê-su có thực sự sống lại?
- Bẩy di ngôn trên Thánh Giá
- Ơn gọi Đời Sống Thánh Hiến: Lắng nghe và Đi theo
- Những Người Không Chịu Phép Rửa Tội Có Được Cứu Rỗi Không?
- Thứ bẩy tuần Thánh, đường Thánh Giá giáo dân